Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

PLC là gì?

Hiện nay, việc nâng cao năng suất trong lao động là bài toán được các doanh nghiệp quan tâm nhất. Muốn đạt năng suất cao thì phải đảm bảo các quá trình trong dây chuyền sản xuất phải được thực hiện một cách liên tục. Mà các công việc được thực hiên một cách liên tục nếu để con người đảm nhận thì sẽ khó có thể đạt năng suất tối đa. Do đó cần có một hệ thống tự động để giải quyết nhu cầu tất yếu này.
Để điều khiển một hệ thống tự động, ta có thể sử dụng vi điều khiển. Tuy nhiên, trong môi trường công nghiệp đòi hỏi độ bền cao và đặc biệt là ít chịu tác động của nhiễu, thì vi điều khiển có vẻ như chưa thực sự đáp ứng được. Từ đó, PLC được ra đời để giải quyết vấn đề này. Vậy PLC là gì?

PLC là gì?
PLC viết tắt của từ "Programmable Logic Controller", là một thiết bị điều khiển lập trình cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. 
Bạn có thể hiểu PLC giống như Arduino, là một thiết bị được lập trình để điều khiển các thiêt bị, tuy nhiên, PLC được sử dụng trong môi trường công nghiệp.
PLC của hãng Mitsubishi

Ưu điểm của PLC
Như đã nói ở trên, PLC ưu thế hơn vi điều khiển ở khả năng chống nhiễu. Ngoài ra, PLC còn các ưu điểm khác như sau:
      - Giảm đáng kể số lượng dây nối
     - Chức năng điều khiển thiết bị thay đổi dễ dàng bằng việc lập trình, khi không có các yêu cầu thay đổi đầu vào-ra thì không cần thay đổi phần cứng.
     - Dễ dàng bảo quản, sữa chữa

Ứng dụng của PLC
Do tính chất ổn định và chống nhiễu, PLC có nhiều ứng dụng như thang máy, máy in, các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp,...

Các hãng/ loại PLC phổ biến 
Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất PLC nổi tiếng và được sử dụng phổ biến như: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, Omron, Delta,...

0 comment�:

Đăng nhận xét